7 Hệ Thống Thông Gió, Làm Mát Nhà Xưởng Hiệu Quả [TOP 1] 2022
Có thể nói hệ thống làm mát nhà xưởng có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của công xưởng. Giúp nhà xưởng luôn được thoáng mát tạo điều kiện làm việc thích hợp cho công nhân cũng như máy móc hoạt động.
Vậy hôm nay ta cùng tìm hiểu về các hệ thống làm mát nhà xưởng đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Để có thể đưa ra được hệ thống thích hợp cho chính công xưởng của bạn.
Hệ thống làm mát nhà xưởng là gì?
Hệ thống làm mát nhà xưởng là một hệ thống phát ra không khí mát để đối lưu không khí trong nhà xưởng hoặc là dùng quạt hút làm mát theo hệ thống tuần hoàn, kết hợp với khung màng nước bay hơi nước tự nhiên, để làm mát nhà xưởng.
Các hệ thống thông gió, làm mát xưởng
Các hệ thống thông làm mát nhà xưởng công nghiệp
1.Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad
Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát sử dụng tấm Cooling pad:
Tạo ra áp suất âm trong nhà xưởng và hơi nước sẽ được đưa vào trong nhà xưởng thông qua các tấm Cooling Pad được lắp đặt trên tường. Khi hơi nước bay hơi sẽ hút nhiệt trong nhà xưởng làm cho nhà xưởng mát hơn so với bên ngoài.
Ưu điểm của hệ thống:
-
Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm cooling pad thường được sử dụng trong không gian rộng. Loại này ứng dụng cho những khu vực kín gió như xưởng may, dệt, chăn nuôi gia cầm, trồng hoa, cây kiểng…v.v
-
Hệ thống làm mát nhà xưởng sử dụng tấm Cooling Pad thường có giá rẻ hơn các hệ thống làm mát sử dụng: Điều hòa cục bộ, điều hòa nối ống gió, hệ thống làm mát bằng AHU, hệ thống làm mát nhà xưởng bằng Chiller. Cùng chi phí vận hành thấp, dễ dàng bảo dưỡng và thay thế.
Nhược điểm:
-
Vì hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad sử dụng hơi nước để giảm nhiệt độ trong phòng nên độ ẩm trong không khí sẽ rất cao. Chỉ phù hợp với những nhà xưởng không yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm. Sẽ không phù hợp với các phòng có yêu cầu khắt khe về nhiệt độ và độ ẩm như: Phòng sạch, phòng sản xuất mạch điện tử, phòng mổ, phòng sản xuất thiết bị y tế,…v.v
-
Nhiệt độ trong phòng chỉ chênh lệch so với bên ngoài từ 3 – 5 độ C. Nếu muốn làm mát sâu hơn thì sẽ không thể đạt được. Chúng ta phải sử dụng các hệ thống khác như hệ thống làm mát bằng điều hòa, hệ thống làm mát bằng AHU, hệ thống làm mát bằng Chiller.
2.Hệ thống làm mát, thông gió nhà xưởng bằng quạt hơi nước công nghiệp
Nguyên lý hoạt động hệ thống làm mát nhà xưởng bằng hơi nước:
Cũng tương tự như nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad. Vẫn sử dụng hơi nước để làm mát nhà xưởng.
Hệ thống này thường được sử dùng để làm mát cục bộ. Ống dẫn gió có hơi nước đến trực tiếp điểm cần làm mát.
Ưu điểm của hệ thống :
Giá thành của hệ thống làm mát bằng quạt hơi nước rẻ hơn so với hệ thống làm mát bằng Điều hòa, AHU và Chiller.
Dẫn luồng không khí lạnh đến trực tiếp vị trí cần làm mát. Có thể sử dụng với bất kỳ không gian nào trong nhà xưởng. Mà không yêu cầu khắt khe về độ kín hở của nhà xưởng
Nhược điểm của hệ thống :
Nhiệt độ và độ ẩm không thể kiểm soát được theo yêu cầu đưa ra như hệ thống làm mát bằng Điều hòa, AHU và Chiller.
Độ ẩm trong không khí cao. Nhiệt độ thường chỉ chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài từ 3 – 5 độ C.
3.Hệ thống thông gió bằng quạt thông gió nhà xưởng cưỡng bức (Sử dụng gió tự nhiên)
Đây là hệ thống đơn giản nhất và có giá thành chi phí thấp nhất cho việc thông gió nhà xưởng hiện nay.
Nguyên lý hoạt động hệ thống thông gió:
Sử dụng gió tự nhiên. Hệ thống thông gió nhà xưởng công nghiệp thứ nhất sẽ hút không khí ngoài trời vào trong nhà xưởng. Sau đó hệ thống thứ hai sẽ hút không khí từ trong xưởng thổi ra ngoài. Tạo thành một vòng tuần hoàn luân chuyển không khí.
4.Hệ thống thông gió nhà xưởng bằng quạt thông gió
Ưu điểm hệ thống thông gió tự nhiên:
Hệ thống thông gió nhà xưởng sử dụng quạt thông gió có giá thành rẻ. Lắp đặt đơn giản. Chi phí bảo dưỡng thấp.
Nhược điểm hệ thống thông gió:
Vì sử dụng gió tự nhiên ở ngoài trời đưa vào trong xưởng. Nên nhiệt độ ngoài trời là bao nhiêu thì luồng không khí trong nhà xưởng sẽ là bấy nhiêu. Hệ thống thông gió này chỉ tạo cảm giác cho công nhân có luồng gió đi qua làm cho cảm giác cơ thể mát hơn. Chứ không thực sự làm hạ nhiệt độ trong phòng.
5.Hệ thống làm mát bằng Water Chiller
Hệ thống làm mát bằng Chiller giải nhiệt nước (Water chiller) là một hệ máy làm lạnh nước công nghiệp. Nhiệt độ nước tạo ra từ 6 ~ 30 độ C. Hệ thống làm mát bằng Chiller áp dụng cơ bản về quá trình lỏng sang khí (quá trình bay hơi) để thu nhiệt xung quanh môi trường và làm cho môi trường lạnh đi (gas lạnh lỏng bay hơi, thu nhiệt từ nước làm nước bị mất nhiệt và hơi lạnh sẽ được đưa đến khu vực cần sử dụng).
Ưu điểm của hệ thống làm mát bằng Chiller giải nhiệt nước:
Công suất lạnh lớn. Nhiệt độ có thể hạ xuống rất thấp. Có thể sử dụng một hệ thống làm mát Chiller cho cả nhà máy và nhiều phân xưởng khác nhau trong nhà máy.
Hệ thống làm mát bằng Chiller có thể kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm cho một khu vực, một phòng theo yêu cầu đưa ra.
Cơ điện năng tiêu thụ cho hệ thống làm mát bằng Chiller thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng tất cả các điều hòa cục bộ với công suất lạnh tương đương.
Nhược điểm của hệ thống Chiller giải nhiệt nước:
Hệ thống làm mát bằng Chiller cho nhà xưởng thường có chi phí đầu tư ban đầu rất cao.
Quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cần phải có những người có chuyên môn sâu để vận hành và bảo dưỡng hệ thống làm mát bằng Chiller.
Việc tính toán, thiết kế, và lắp đặt hệ thống làm mát bằng Chiller thường phải thuê một đơn vị có chuyên môn để thiết kế và tính toán ban đầu trước khi lắp đặt. Không nên tự ý lắp đặt khi bạn không có kinh nghiệm về hệ thống làm mát này.
6.Hệ thống làm mát sử dụng AHU giải nhiệt bằng gió
Nguyên lý hoạt động hệ thống làm mát AHU:
Cũng tương tự như hệ thống làm mát bằng Chiller. Nhưng chỉ có khác biệt là thay thế hệ thống làm mát bằng nước thì chúng ta sử dụng gió tự nhiên để giải nhiệt. Ở đây chúng ta sẽ loại bỏ máy làm lạnh Chiller và tháp giải nhiệt nước (Cooling Tower) thay vào đó chúng ta sử dụng một dàn nóng của điều hòa với công suất tản nhiệt lớn hơn để kết nối với hệ thống AHU.
Ưu điểm hệ thống làm mát nhà xưởng bằng AHU:
Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng AHU có công suất hơn điều hòa cục bộ hoặc điều hòa nối ống gió. Nhưng lại có công suất lạnh nhỏ hơn hệ thống Chiller. Nên giá thành sẽ giảm hơn so với hệ thống làm mát bằng Chiller khá nhiều.
Việc lựa chọn sử dụng hệ thống làm lạnh AHU cho từng khu vực sẽ dễ dàng hơn trong việc tính toán và lựa chọn công suất lạnh cho khu vực cần thiết kế.
Có hệ thống Filter lọc nằm ngay trong máy AHU lên việc tạo ra một luồng không khí sạch sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với sử dụng các hệ thống làm lạnh khác.
Nhược điểm hệ thống làm lạnh bằng AHU:
Hệ thống làm lạnh bằng AHU, được tạo ra bởi hệ thống làm lạnh bằng Chiller và hệ thống làm lạnh bằng điều hòa cục bộ. Đây gọi là hệ thống lại tạo bởi hai hệ thống khác.
Nó khắc phục được nhược điểm của 2 hệ thống kia: Công suất lạnh lớn hơn điều hòa cục bộ. Chi phí thiết kế lắp đặt hệ thống làm lạnh rẻ hơn hệ thống làm lạnh bằng Chiller.
7.Hệ thống làm mát bằng máy làm mát điều hòa di động
Nguyên lý hoạt động máy làm mát điều hòa:
Cũng tương tự như điều hòa cục bộ. Chỉ khác biệt ở chỗ là Máy điều hòa di động có dàn nóng và dàn lạnh lắp trên cùng một hệ giá đỡ. Làm cho việc lắp đặt và di chuyển dễ dàng hơn so với điều hòa cục bộ mà ta vẫn hay thường dùng.
Khác với quạt làm mát di động bằng hơi nước. Máy điều hòa di động không sử dụng sự bốc hơi của hơi nước để làm mát. Nên luồng không khí lạnh đi ra thường khô hơn so với luồng không khí sử dụng bằng máy làm mát bằng hơi nước.
8.Hệ thống điều hòa cục bộ
Hệ thống điều hòa cục bộ hiện nay đã rất quen thuộc với mọi người. Hiện nay các nhà sản xuất đã đưa ra khá nhiều các dòng điều hòa cục bộ khác nhau. Nhưng vẫn dựa trên nguyên lý hoạt động của điều hòa cũ. Ví dụ như: Điều hòa âm trần nối ống gió, điều hòa Cassette âm trần, điều hòa trung tâm VRV,…v.v
Trên đây là những hệ thống làm mát, thông gió nhà xưởng. Nếu Bạn có câu hỏi hoặc thắc mắc về lựa chọn hệ thống cho công xưởng của mình. Có thể để lại câu hỏi ở phần bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline. Chúng tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.